Bỏ túi 23 cách chữa bệnh dị ứng ngoài da KHÔNG thể bỏ qua

Bệnh dị ứng ngoài da hay còn gọi là bệnh mề đay thường gặp ở những người có sức đề khàng yếu, ăn các loại đồ ăn gây dị ứng, hoặc do  bệnh lý bên trong có thể, dị ứng do tác dụng phụ của thuốc, môi trường tiếp xúc như tiếp xúc với mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật, côn trùng, các loại nấm, vi khuẩn.

Muốn tìm ra cách chữa bệnh dị ứng ngoài da hiệu quả trước tiên bạn phải xác định được nguyên nhân nào gây ra tình trạng đó để có phương pháp điều trị hợp lý. Hoặc bạn có thể đến ngay các cớ sở da liễu uy tín để thăm khám.

Dù là nguyên nhân gây bệnh dị ứng ngoài ra là gì thì bạn cần phải áp dụng ngay 25 cách chữa viêm da dị ứng tuyệt vời sau:
>>> Xem ngay chuyên gia chia sẻ cách đề phòng bệnh dị ứng ngoài da khi thay đổi thời tiết
Hoa đỗ quyên chữa dị ứng ngoài da
1/ Dùng 100g lá hoa đỗ quyên còn tươi rửa sạch đem sắc (nấu) lấy nước dùng (uống) và rửa bên ngoài.
Bột đậu xanh
2/ Đậu xanh, đậu tương (mỗi loại cùng 100g) đem nghiền nhỏ, rồi cho cùng nước vào nồi nấu chín, cho đường vào để dùng hết trong ngày.
Hành hoa chữa viêm da cơ địa. Xem chi tiết
3/ 150g lá hẹ, 50g lá hành, rượu trắng 30 ml, đem cả 3 nấu với nước, chia làm hai lần dùng trong ngày.- Vỏ bí đao (khoảng 20g), hoa cúc vàng 15g, thược dược đỏ 12g và một ít mật ong vừa dùng. Lấy vỏ bí đao, hoa cúc vàng, thược dược đỏ cho vào nồi, đổ nước vào nấu để lấy nước, rồi cho mật ong vào. Mỗi ngày uống 1 lần, dùng 7 ngày là một liệu trình. Phương thuốc này có tác dụng trừ gió thanh nhiệt, phòng chữa dị ứng ngoài da.
Hoa quế
4/ Dùng 10g hoa quế nấu lấy nước uống.- Thân cây đu đủ 30g, đem nấu lấy nước dùng trong ngày.
Khổ qua
5/ Lá khổ qua, lá mướp, nước mật của cá trắm đen, cây cải dầu vừa đủ. Lấy lá khổ qua và lá mướp phơi khô, cắt nhỏ và nghiền thành bột nhỏ, rồi trộn cùng với mật cá trắm đen, sau đó trộn đều với cây cải dầu đắp lên vùng da bị dị ứng.
Vỏ táo
6/ Vỏ táo chua, vỏ nhãn (lượng bằng nhau) đem sắc lấy nước rửa chỗ da bị dị ứng.
Vỏ cam
7/ Dùng lá trà (chè), vỏ cam, cam thảo, nấu lấy nước để rửa vùng da bị dị ứng.
Bột khoai tây
8/ Khi bị dị ứng bạn có thể dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút. Nên làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng tự rút lui.
Nước chanh mật ong
9/ Pha chanh với một cốc nước ấm, thêm 1 chút mật ong vào trong nước chanh, uống khi buổi sáng sớm mới thức dậy. Uống đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Hạn chế các loại đồ ăn sau
10/ Tránh tiếp xác với tác nhân gây dị ứng như thực phẩm (hải sản, thịt bò, trứng, sữa, rượu bia,…). Chú ý về loại mỹ phẩm đang dùng xem có phải là tác nhân gây dị ứng hay không, hóa chất, phấn hoa, bụi bẩn,…

Giữ vệ sinh cho da hàng ngày
11/ Giữ vệ sinh sạch sẽ cho da hàng ngày, mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát.

Bổ xung nhiều thực phẩm sạch
12/ Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên bổ sung trong chế độ ăn uống nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau xanh, hoa quả tươi. Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể tốt hơn và giảm nguy cơ gây dị ứng do độc tố trong cơ thể và làm mát cơ thể.

Tác hại của stress, trầm cảm đến phát tiển của bệnh. 
13/ Tạo tâm lý và tinh thần thoải mái; tránh căng thẳng, lo lắng

Không gãi
14/ Không gãi và tác động lên da bị dị ứng vì có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng

Không tự mua thuốc về sử dụng
15/ Không nên tự ý sử dụng thuốc tây, nhất là thuốc kháng sinh vì có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe và da.
Nước hoa quả
16/ Nước hoa quả cũng được xem như một phương pháp chữa trị hiệu quả đối với chứng bệnh dị ứng. Rất đơn giản, bạn hãy uống 500 ml nước cà rốt hay pha trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột, uống thường xuyên, cũng sẽ đem lại ích lợi.
Trà xanh mật ong
>>> Xem ngay cách nhận dạng viêm da dị ứng mùa hanh khô không phải ai cũng biết
17/ Khi thời tiết thay đổi theo mùa hoặc quá đột ngột, một số người dị ứng với thời tiết khiến cơ thể mệt mỏi khó chịu. Lời khuyên cho bạn là dùng mật ong. Mật ong có tác dụng giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn, an thần, các bệnh về đường hô hấp, ho, viêm thanh quản…Bạn cũng có thể uống 1 – 2 chén trà xanh mỗi ngày dùng thêm với chút mật ong. Cách này cũng có tác dụng chữa trị khi bạn mắc dị ứng.
Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn
 18/ Trong quá trình điều trị, nên tránh hút thuốc và sử dụng các loại đồ uống có cồn.

Tránh ăn đồ ăn nhiều đường
19/ Trong ăn uống cần hạn chế chất đường, tránh các chất kích thích, nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả.
Đeo gang tay khi rửa bằng hóa chất
20/ Nếu như bạn bắt buộc cần tiếp xúc với các chất gây độc cho da thì bạn nên đeo găng tay khi tiếp xúc. Nếu được bạn nên lựa chọn các loại thảo dược thiên nhiên để tắm sạch da cũng như dùng gội đầu làm da trở nên sạch hơn.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm
21/ Các loại mỹ phẩm thường có chứa các chất kích ứng gây da bị dị ứng, vì vậy khi sử dụng mỹ phẩm cần dùng thử trước khi áp dụng.
Hạn chế ăn hải sản
22/ Những người có cơ địa mẩn cảm thì nên hạn chế tiếp xúc với các đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, tôm cua, ghẹ, thịt bò, thịt đỏ…..
Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh vào mùa đông
>>> Xem ngay giải pháp AN TOÀN cho người bị viêm da dị ứng thời tiết
23/ Nên hạn tiếp xúc với nước lạnh vào mùa đông, tránh để cơ thể lạnh đột ngột như vậy sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện viêm da dị ứng do thời tiết.

Nếu bạn đã sử dụng 23 cách chữa bệnh dị ứng ngoài ra mà đều không hiệu quả thì bạn cần phải nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị hợp lý nhất. Bạn tuyệt đối  không nên tự mua thuốc ngoài các hiệu thuốc về tự điều trị viêm da cơ địa dị ứng.
>>> Click xem ngay cách chữa viêm da cơ địa dị ứng an toàn ngay tại nhà.

Không có nhận xét nào