Phương pháp điều trị bệnh vảy phấn hồng

Vẩy phấn hồng (gibert) là bệnh ngoài da có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, giới tính, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh phổ biến là phụ nữ. Bệnh này bắt đầu bằng một đốm hồng ban, tróc vẩy to ở vùng ngực, bụng hay lưng, sau đó lan rộng khắp người.

Phương pháp điều trị bệnh vảy phấn hồng

Vẩy phấn hồng thường bắt đầu bằng một đốm hồng ban rộng, tróc vẩy, nhô cao trên bề mặt da. Vị trí thường gặp là ở ngực, bụng, lưng, sau đó lan rộng, phân bố theo dạng cây thông “Noel”. Vẩy phấn hồng có thể gây ngứa rất nhiều (đặc biệt khi thân nhiệt bệnh nhân quá nóng). Sau 6-8 tuần, bệnh giảm dần và để lại vết thâm trên da trong một thời gian dài. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mặt khác, dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác như nấm da, lang ben, mề đay, vẩy nến, chàm… nên việc điều trị gặp khó khăn.

Vẩy phấn hồng là bệnh chưa rõ nguyên nhân. Những đợt bùng phát thường liên quan tới nhiễm virus, vì vậy có nhiều ý kiến cho rằng, bệnh này là do virus gây ra, tuy nhiên, không thể chứng minh bằng xét nghiệm. Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, vẩy phấn hồng liên quan tới rối loạn miễn dịch qua trung gian tế bào.

Các thuốc điều trị vẩy phấn hồng như: nhóm thuốc kháng viêm, kháng virus, các thuốc chứa steroid, corticoid chủ yếu là giúp kiểm soát triệu chứng ngứa đỏ, bong vẩy. Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Không có nhận xét nào