[Hỏi]Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Da Đầu Phải Làm Sao?


Bé nhà em được 2 tuổi, gần đây bé bị nổi mẩn đỏ ở da đầu, đặc biệt vùng gò má, chân mày, đầu và cổ, gáy. E có dùng lactacid để tắm cho bé thì thấy vùng đầu, cổ và đã đỡ hơn nhiều,tuy nhiên vùng mặt e k dám dùng lactacid nhiều vì sợ bị vào mắt, miệng nên các mụn này gần như không đỡ mà có chiều hướng lan rộng thêm trên mặt. Bác sĩ có thể cho biết e bé bị bệnh gì về da không và có thể dùng lá cây (trà xanh, mướp đắng, sài đất...) để tắm cho bé không ạ?
[Hỏi]Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Da Đầu Phải Làm Sao?

Trả Lời: 
Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một dạng bệnh viêm da cơ địa thường thấy, mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên trong đó phải kể đến thời tiết. Biểu hiện ban đầu của hiện tượng này là hai má bị ngứa, khi đó trẻ thường lắc, cọ đầu hoặc dùng 2 tay để gãi.
Thường thì trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi đã có những hiểu hiện mẩn ngứa. Đối với một số trẻ sẽ tự loại trừ căn bệnh này khi lớn lên (khoảng 2 tuổi trở lên). Trẻ bị mẩn ngứa thì biểu hiện đầu tiên là bị ngứa ở vùng da 2 má, khiến trẻ thường xuyên phải lắc cọ đầu hoặc dùng hai tay gãi thật lực.
Sau khoảng một thời gian, trên má trẻ nổi những nốt mẩn như hạt gạo, sau đó hình thành những mọng nước. Rồi những mọng nước này vỡ ra, chảy nhiều nước vàng và đóng vảy. Lúc này, trẻ rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không ăn ngủ được ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể lực.

Làm gì khi trẻ bị mẩn ngứa dị ứng

  • Không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công.
  • Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.
  • Với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc phụ huynh nên chú ý một số vấn đề sau:
  • Luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ
  • Đối với những người đang cho con bú cũng cần kiêng các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.
  • Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
  • Ngoài ra, có những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Vì vậy hiểu về sự kích ứng của con với các thực phẩm trên là rất cần thiết.

Tắm cho bé cho đúng

  • Nên tắm cho bé hằng ngày với sữa tắm chuyên dùng cho da không chứa sút. Không tắm cho trẻ với xà phòng thông thường.
  • Tắm nhanh cho trẻ dưới 10 phút và sử dụng nước ấm 33oC.
  • Tắm rửa vệ sinh hằng ngày cho da trẻ là điều không thể bỏ qua khi trẻ bị ngứa, dị ứng. Điều này giúp loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và các loại thuốc bôi trên da cho trẻ, do đó khi bôi thuốc mới, sẽ ngấm vào da tốt hơn.
  • Hằng ngày dùng kem cung cấp độ ẩm, làm mềm da để xoa lên da trên khắp cơ thể của bé.
  • Khi bé đã khỏi bệnh dùng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da dành riêng cho trẻ em 2 ngày/ lần, trên cơ thể bé và mặt và các kẽ ngón tay chân, bẹn.
  • Quần áo làm từ vải coton, vải lụa cho bé. Những loại vải này mềm, không gây ngứa. Tránh mặc cho bé vải len. Vải len rất dễ gây ngứa và dị ứng.
Thực tế trong dân gian có nhiều lá tắm tự nhiên trà xanh, mướp đắng, sài đất bạn hoàn toàn có thể áp dụng tuy nhiên nên pha với liều lượng thật loảng chỉ pha với 1 vài lá không nên pha đặc tránh gây ra hiện tượng bỏng dát cho trẻ. Khi có dấu hiệu trẻ phát bệnh nặng hơn phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở uy tín da liễu để điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự mua thuốc về tự điều trị cho bé.

1 nhận xét:

  1. Bé nhà em 11 tháng từ hôm qua cũng bắt đầu bị nổi mẩn, lúc đầu là trên mặt sau lan xuống khắp người, con không sốt cũng không quấy khóc, vẫn chơi bình thường. Em đọc ở đây thấy các mẹ nói kiêng nước, kiêng gió cho con nên tự nhiên em lại thấy lo, vì em vẫn tắm cho con bt, sáng dậy lại lau cho con bằng nước muối rồi đưa con đi lớp bt. Có mẹ nào cũng tắm cho con như em không, cho em xin tí kinh nghiệm với. Cám ơn các mẹ nhiều.

    Trả lờiXóa