Bé Bị Viêm Da Dị Ứng Thời Tiết Phải Làm Sao?

Hỏi: Tôi mới sinh bé được 5 tháng. Dạo gần đây tôi phát hiện bé bị viêm da dị ứng thời tiết, tôi rất lo lắng cho tình trạng của cháu, tôi định mua thuốc ở bệnh viện về sử dụng nhưng sợ bé còn nhỏ quá mà bôi nhiều thuốc tây tôi cũng thấy lo lắng. Tôi nghe nói sử dụng nhiều thuốc bôi chữa corticoid có thể sẽ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Có cách nào chữa hiện tượng trẻ bị dị ứng da do thay đổi thời tiết này không?
(Thu Hoài - Hoài Đức, HN)
Đáp:
Tình trạng trẻ sơ sinh bị ứng thời tiết ngày một có dấu hiệu gia tăng.Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng ở trẻ. Tuy nhiên có thể kể đến nguyên nhân là vì thay đổi thời tiết khiến da của trẻ giãn nở không ổn định gây kích ứng. Trời lạnh khiến da quá khô dễ bị ngứa, càng gãi thì da càng bị kích ứng và sưng tấy.

Vào mùa lạnh, có nhiều bé cứ gặp gió lạnh hay ngồi quạt là bị nổi ban mề đay. Việc nổi ban mày đay do lạnh rất khó phòng tránh bằng cách uống thuốc. Do vậy, bạn cần cho bé tránh lạnh, tránh gió, không tắm mưa, mặc quần áo ấm. Cũng không nên mặc quần áo quá chật gây cọ xát da gây nổi mày đay tại chỗ.
Dị ứng thời tiết ở trẻ không có cách điều trị tận gốc, triệt để, tuy nhiên cũng có phương pháp giúp làm giảm tình trạng bệnh cho trẻ: 
  • Khi thấy da của bé có triệu chứng bị dị ứng, sẩn ngứa thì giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không để bé gãi hay chà xát mạnh ở chỗ ngứa để tránh bị nhiễm trùng.
  • Sử dụng kem giữ ẩm phù hợp.
  • Hạn chế tắm nước quá nóng, tăng cường uống nước, ăn hoa quả.
  • Sử dụng những loại nước tắm dịu nhẹ để tắm cho bé. Cũng có thể tắm cho bé bằng các loại lá như chanh, lá khế, lá chè xanh, mướp đắng, lá kinh giới v.v…

Trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết uống thuốc gì?

- Hiện nay có hai phương pháp chính điều trị viêm da dị ứng thời tiết theo đông y và tây y. 
Tây y: 
- Đối với trường hợp viêm da dị ứng nặng, sau khi điều trị bằng các cách khác không thành công thì có thể sử dụng ciclosporin (Neoral, Sandimmun) liều 2,5-5mg/kg/ngày. Chỉ dùng thuốc trị viêm da dị ứng thời gian ngắn khoảng 8 tuần.
Thuốc kháng histamin: thuốc giúp làm giảm triệu chứng viêm da dị ứng, bạn có thể sử dụng thuốc này để kiềm chế cơn ngứa, hạn chế hành động gãi. Tuy nhiên thuốc kháng histamin này có hiệu quả thất thường. Không nên dùng thuốc kháng histamin nhóm phenothiazin khi đi ra nắng nhiều do nhạy cảm ánh sáng.
Bé Bị Viêm Da Dị Ứng Thời Tiết Phải Làm Sao?

Thuốc chống nhiễm khuẩn: nếu bé bị viêm da dị ứng có biểu hiện chốc lở, chảy nước thì cần dùng thuốc kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn đặc biệt là tụ cầu vàng. Bạn có thể sử dụng thuốc sát khuẩn sau khi tắm sau đó tráng kĩ.
Sử dụng biện pháp quang liệu: dành cho những thể nhẹ, có thể có nhiều dạng. Phối hợp UVA -UVB thường hiệu quả nhất. Tiến hành liệu pháp vào các buổi chiều từ 3 đến 5 lần mỗi tuần.
*Ưu điểm: Thời gian điều trị nhanh,nhanh chóng làm giảm các triệu chứng của trẻ
*Nhược điểm: tác dụng phụ có thể gặp là teo da, giãn mạch, rạn da, rậm lông, giảm sắc tố, bội nhiễm. Tác dụng toàn thân (sợ chủ yếu là với trẻ em) có thể dẫn đến hội chứng dạng Cushing dẫn đến chậm lớn, thậm chí suy thượng thận trong trường hợp ngừng đột ngột sau khi dùng lượng lớn loại dermocorticoid mạnh.

Chữa viêm da cơ địa dị ứng cho bé theo đông y:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị Đương quy, sinh địa, bạch thược mỗi loại 15g, 20 g đan sâm; phòng phong, king giới, bạch tật lê mỗi loại 10g sắc uống. Uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần sáng, trưa, chiều. Phần bã thuốc bạn nên sắc lại để lấy nước rửa vùng da bị ngứa. Bài thuốc giúp dưỡng huyết, nhuận táo, trị ngứa hiệu quả. Với cách điều trị bệnh viêm da dị ứng bằng bài thuốc Đông y này bạn hoàn toàn có thể chấm dứt tình trạng ngứa ngáy của do viêm da dị ứng và nổi mề đay.
>>> Xem ngay cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ mà bạn phải biết.
Bé Bị Viêm Da Dị Ứng Thời Tiết Phải Làm Sao?

Bài thuốc 2: 50g Dạ giao đằng; khổ sâm, xà sàng tử mỗi thứ 20g, 30g kinh giới, 5g  hoa tiêu . Nếu bị ngứa nhiều bạn có thể thêm vị thuốc mẫu đơn. Bạn uống mỗi ngày một thang, bã thuốc cũng có thể sắc lại để rửa chỗ ngứa.

Trẻ bị viêm da dị ứng nên ăn gì?

* Có thể kết hợp nấu một trong 9 món ăn giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa ở trẻ như sau:
  • Mướp 30g, rửa sạch thêm chút muối, nấu chin ăn cả bã và nước
  • Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g cùng nấu canh dung uống
  • Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn
  • 30g Đậu xanh, 30g bách hợp, nấu cháo
  • Cá trạch tươi luộc bỏ bã ăn canh
  • 50g gạo nếp, 30g rau câu, nấu cháo
  • 30g Sinh ý nhĩ nhân, 30g bột mã thầy, nghiền bột mịn nấu cháo
  • 30g Xích đậu, 30g bí xanh lấy vỏ, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên
  • Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể tăng sức đề kháng bằng nhiều biện pháp như: Cho trẻ uống thuốc bổ, vitamin cần thiết ngăn ngừa cảm cúm, tiêm phòng bệnh cúm cho trẻ, cung cấp nhiều chất kháng thể qua các loại nước ép trái cây như cam, bưởi, dưa hấu…, nấu cho trẻ ăn những món tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh như: các món cá, rau trái… Khi thấy những dấu hiệu bất thường như trẻ sốt, ho, sổ mũi nhiều nên đưa ngay đến phòng mạch bác sĩ để kịp thời điều trị.

Lời khuyên: Khi phát hiện bé bị viêm da dị ứng thời tiết, các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị cho bé, luôn luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh sử dụng sữa tắm cho bé. Nên đưa trẻ đến ngay có sở da liễu uy tín để điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.

Không có nhận xét nào