Thế nào là bệnh mề đay?

Mề đay (MÐ) là một phản ứng gây phù tại chỗ và ở ngoài da. MÐ có hình dạng không đều, kích thước cũng khác nhau: từ sẩn đỏ bằng đầu đũa đến nổi to từng mảng đỏ, sưng phù, luôn kèm theo triệu chứng ngứa. MÐ có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, nổi lúc chiều tối hoặc cả ngày.

Thế nào là bệnh mề đay?

Vị trí thường nổi MÐ là thân mình, mông, đùi hoặc chỗ da bị bó chặt như lưng quần, áo ngực. Có dạng đặc biệt là MÐ nổi dưới da, thường làm phù mí mắt, phù môi, phù trong cổ họng. Loại MÐ này có thể đi kèm mệt, đau bụng, đôi khi gây khó thở, chết người.

Ðặc điểm của MÐ là xuất hiện từng cơn trong vài giờ rồi biến mất. Nếu kéo dài trong vài tuần là MÐ cấp tính, nếu bệnh trên sáu tuần là MÐ mạn tính.

MĐ gặp ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh, trẻ em đến người trưởng thành, tùy theo lứa tuổi mà thành phần gây dị ứng thay đổi.

Không có nhận xét nào