Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh mề đay
Nguyên nhân của bệnh Mề đay
1. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, con giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh mề đay
2. Thuốc men: có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi mề đay. Ðáng kể nhất là penicilline rồi đến aspirine, sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và nhiều loại khác.
3. Thực phẩm, thức uống, gia vị: thức ăn hay bị “đổ thừa” nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển; các loại sôcôla, sữa, bơ, phó mát; nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi.
4. Nhiễm trùng: các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh mề đay mạn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp trên như viêm mũi - họng.
5. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, thức ăn thông thường nhất, “lành nhất” cũng có thể gây bệnh. Các chất phụ gia cũng là yếu tố quan trọng.
6. Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ký sinh trùng cũng là nguyên nhân của mề đay mạn tính.
7. Thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi mề đay.
Phòng ngừa bệnh mề đay
Tốt nhất là nên giữ cho da luôn có độ ẩm thích hợp, tránh tình trạng mất nước bằng cách uống đủ nước, dinh dưỡng hợp lý, tránh sử dụng mỹ phẩm, đồ trang sức lạ. Nếu cần có thể bổ sung một số kem làm ẩm da, nồng độ thuốc phải thích hợp với vùng da bị tổn thương.
Chẳng hạn, nếu bị khô da ở mặt có thể dùng những loại dầu làm ẩm dành cho trẻ em; còn nếu nứt ở gót chân thì phải sử dụng các thuốc có nồng độ urê từ 20% trở lên (có kết hợp với axit lactic càng tốt). Trước đó, để chấm dứt tình trạng ngứa, bạn có thể thử dùng những thuốc chữa ngứa như benadryl, cholor-trimeton, tavist hay claritin…
Mùa lạnh nên giữ đủ ấm, khi ngứa nhiều thì nên đến bác sĩ để tìm nguyên nhân, không nên cố gãi hoặc chà xát da với rượu, chanh, dầu xanh… sẽ nổi sần, trầy xước da.
Post a Comment