Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể mủ

Bệnh vảy nến thể mủ là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng. Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể mủ

Bệnh vảy nến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, được chia làm 6 thể chính: vảy nến thể mảng, Vảy nến thể giọt, vẩy nến thể mủ, vẩy nến da đỏ toàn thân, thể đảo ngược và thể khớp. Trong đó, vảy nến thể mụn mủ toàn thân là một bệnh nặng, có thể đe dọa sinh mạng người bệnh.

Vảy nến mụn mủ chia làm hai loại: Vảy nến mụn mủ toàn thân và vảy nến mụn mủ lòng bàn tay, bàn chân.

Vảy nến mụn mủ toàn thân có thể tự nhiên phát bệnh hoặc trước đó, bệnh nhân đã bị vẩy nến thể khớp. Triệu chứng lâm sàng của vẩy nến thể mụn mủ bao gồm: sốt cao đột ngột, mệt mỏi, da có các đám đỏ da lan tỏa, nổi chi chít các mụn mủ đường kính 1-2 mm, cảm giác rát bỏng. Nhiều mụn mủ liên kết với nhau thành "hồ mủ" đường kính 1-2cm. Vài ngày sau, mụn mủ vỡ tổn thương rồi đóng vẩy tiết, chuyển sang giai đoạn róc vẩy, khô trên nền da đỏ, vẩy lá dày hoặc mỏng ở thân mình, chi....

Vảy nến mụn mủ toàn thân là một bệnh nặng, điều trị giai đoạn cấp của bệnh giống như bỏng nặng, bệnh nhân cần được cấp cứu. Retinoid là thuốc làm ngừng mụn mủ nhanh và tránh tái phát. Quang hóa được dùng khi bệnh đã đỡ hơn. Hiện nay, ngày càng có nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, độc đáo không gây tác dụng phụ để hỗ trợ điều trị, tăng hiệu quả kiểm soát bệnh

Người mắc các bệnh về vẩy da cần lưu ý các vấn đề sau

- Tránh căng thẳng (stress)

- Tránh kì cọ và bóc da (hiện tượng Kobner)

- Cẩn thận khi dùng thuốc nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch.

- Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.

- Tránh rượu: Vì rượu làm bệnh nặng lên và tương kị với các thuốc điều trị.

- Nên lạc quan với bệnh tật: do bệnh lành tính và phổ biến, khoa học tiến bộ không ngừng trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh và hàng năm đều ra đời các thuốc và phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả hơn. Hãy tin tưởng rằng trong tương lai không xa bệnh vẩy nến sẽ có các đột phá mới.

Chế độ sinh hoạt

- Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.

- Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.

- Tránh làm tổn thương da, tránh kì cọ, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.

- Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.

- Người bệnh nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm. Tránh tâm trạng bất an, bi quan quá lo buồn để tránh tái phát.

Không có nhận xét nào