Chữa trị bệnh vảy nến bằng các bài thuốc dân gian

Các nhà khoa học trường đại học Georgia đã phát hiện ra rằng trà xanh có thể chữa những bệnh về da như gàu, vẩy nến hay bệnh lupus.

1. Trà xanh chứa ít caffeine

- Trà xanh có thể chữa những bệnh về da như gàu,vảy nến

- Tinh chất trà xanh hòa với nước sẽ giúp làm chậm sự phát triển các triệu chứng của bệnh vẩy nến.

- Trà xanh là loại thuốc tốt.


- Trà xanh cũng làm chậm sự sản xuất các tế bào da bằng cách điều chỉnh lại hoạt động của enzyme caspase 14, caspase 14 có liên quan đến quá trình tái tạo da.

Đối với vẩy nến và một số bệnh về da khác, tế bào da thường sinh sôi nảy nở một cách không kiểm soát được, làm cho da dày hơn, xù xì và giống như vảy cá.

Vì vậy, các nhà khoa học khuyên rằng việc tắm bằng nước trà xanh có thể giúp chữa được những bệnh về da, rất an toàn và không tốn kém.

- Mặc dù trà xanh có chứa caffeine, nó vẫn chứa ít hơn nhiều hơn so với cà phê và trà đen. Điều này có nghĩa là nó sẽ không gây ra tác dụng tương tự như cà phê và trà đen như: buồn nôn, mất ngủ hoặc đi tiểu thường xuyên.

- Nghiên cứu về trà xanh cũng đã chỉ ra rằng nó ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đó là lý do tại sao trà xanh được coi như là một biện pháp phòng ngừa chống lại các loại ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư thực quản.

- Khi hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của trà xanh. Trong việc giảm cân, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà xanh sẽ giúp kiềm chế sự thèm ăn tốt hơn nhiều so với các loại thuốc. Nó cũng giúp nâng cao tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể và điều này sẽ giúp cơ thể đốt cháy chất béo với một tốc độ nhanh hơn rất nhiều.

2. Cây lược vàng

- Dân gian dùng cây lược vàng chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể.

- Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Những chất này còn có khả tratamlan năng chữa lành các bệnh mắt, viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, và nhiều bệnh khác nữa. Nó làm tăng quá trình biến dưỡng, làm tăng khả năng bảo vệ cơ thể và đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh (đổi mới) các tế bào trong cơ thể.

Cây lược vàng

- Cây lược vàng có tên tiếng Anh là “basket plant” (cây giỏ - vì thường được trồng trong những giỏ nhỏ để trong nhà) tên Latinh là Callisia fragrans, thuộc họ thài lài Commelinaceae. Chính nhờ thành phần các chất sinh học hiện diện trong cây có tác dụng hiệu quả trên cơ thể người, mà cây lược vàng đang được nhiều nước quan tâm nghiên cứu.

- Toàn cây chứa các chất có hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khỏe. Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C.

- Những hoạt chất này còn có tác dụng giảm đau, an thần, kháng viêm, hoạt huyết, được dùng để chữa lành vết thương, vết bỏng, vết bầm tím. Dân gian dùng làm phương thuốc chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể.

Hai chất flavonoid được xác định là quercetin và kaempferol. Quercetin là một chất chống oxy hóa tế bào mạnh, có khả năng kháng ung thư và tăng sức bền thành mạch, còn hữu ích trong trường hợp dị ứng, chảy máu thành mạch, viêm thận, thấp khớp, bệnh tim mạch, bệnh mắt và các bệnh nhiễm trùng.

Kaempferol giúp củng cố mao mạch, nâng đỡ thể trạng, tăng sự đào thải nước tiểu và khả năng kháng viêm, được dùng chữa viêm nhiễm, dị ứng và bệnh đường tiết niệu. Hai chất này hợp đồng cộng lực, nhờ đó mà hiệu quả điều trị được gia tăng.

Chất steroid trong cây chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp.

Coi chừng tác dụng phụ

Gần như loại thảo dược nào cũng có khả năng gây tác dụng phụ và cây lược vàng không là ngoại lệ. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của việc sử dụng thảo dược này là tổn thương các dây thanh quản, gây dị ứng phát ban và sưng phù, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu và dễ dị ứng. Do đó, chỉ được chấp nhận sau khi có ý kiến của bác sĩ.

Tóm lại, cho dù đã được nghiên cứu nhưng đôi khi các kết quả vẫn chưa đủ để tạo chứng cứ khoa học cho một loại thuốc mới, nên vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách sử dụng, liều lượng, dạng thích hợp, không nên tự ý sử dụng và luôn nhớ một loại thuốc không thể chữa được nhiều bệnh cùng lúc.

Chú ý: Nên chọn những cây có ít nhất 9-10 đốt trở lên (không ngắn dưới 20cm), và có màu tím sậm vì lúc đó hàm lượng chất kích thích sinh học trong cây đạt mức tối đa.

Chất steroid trong cây chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp.

3. Kinh giới, rau má chữa vẩy nến

Trị bệnh vẩy nến bằng thuốc nam thì phải tùy vào từng thể trạng bệnh và cơ địa bệnh nhân mà cho gia giảm, vị thuốc khác nhau. Tuy nhiên bài thuốc chung cho bệnh này có thể dùng và rất hữu nghiệm những loại thuốc sau: Kinh giới, rau má, bồ công anh, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, bạc sau, xích đồng, thổ phục linh, vỏ gạo, hạ khô thảo, kim ngân, khổ sâm, xác ve sầu, đơn đỏ..., mỗi thứ 10 - 12g. Đây là một thang thuốc uống trong 1 - 2 ngày. Ngay sau khi dùng mỗi thang thuốc uống xong phải lấy bã thuốc đun thêm ít nước và tắm, ngâm chân tay bằng nước thuốc đó để lớp da chết bong đi, tái tạo lớp da mới.

4. Trị bệnh bằng cây muồng trâu

Cây muồng trâu

Dùng lá và đọt tươi của cây Muồng Trâu rửa sạch rồi đâm nhuyễn lấy nước, sau đó pha với dung dịch kem thuốc điều trị bệnh lác nhãn hiệu KenTax theo tỷ lệ 2/3 nước lá và đọt Muồng Trâu tươi với 1/3 dung dịch kem thuốc lác. Sau đó chấm bông gòn thoa hỗn hợp thuốc này vào vị trí những nơi bị vảy nến.

5 .Chữa vẩy nến bằng lá ớt

Cách điều trị bệnh vẩy nến bằng lá ớt: Tinh tre đằng ngà cạo lấy một bát, lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), lá sống đời 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300 g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.
Xem thêm: Thuốc điều trị bệnh vảy nến hiệu quả nhất

2 nhận xét:

  1. Chua lieu co khoi ko nhj

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu bạn kiên trì chữa thì sẽ khỏi thôi mà

      Xóa